Sau sự cố trạm biến áp 500kVA Hiệp Hòa (Bắc Giang) bị hư hỏng nặng buộc phải tách khỏi hệ thống lưới điện Quốc gia. Vào khoảng 12h15 ngày 2/9, toàn bộ trạm 500 kV Đà Nẵng đang vận hành ổn định thì bất ngờ xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Sự cố biến áp 500kV Đà Nẵng gây mất điện diện rộng. Lại thêm một lời khẳng định của nhà đèn tất cả đều ổn định nhưng sự cố vẫn xảy ra.
Ông Nguyễn Hà Đông – giám đốc công ty Truyền tải điện 2 (Tổng công ty truyền tải điện quốc gia) cho biết, một sự cố xảy ra tại cuộn kháng (thiết bị dùng để nâng khả năng truyền tải trên lưới điện quốc gia) thuộc trạm biến áp 500 kV Đà Nẵng khiến ba tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi sự cố này là Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế.
Sự cố xảy ra vào khoảng 12h15 ngày 2/9, Toàn bộ trạm 500 kV Đà Nẵng đang vận hành ổn định thì bất ngờ xảy ra sự cố ngoài ý muốn – ông Đông cho hay.
Công nhân công ty Truyền tải điện 2 đang tiến hành sửa chữa lưới điện tại trạm 500 kV Đà Nẵng.
Nguyên nhân ban đầu được cho là do hỏng sứ đầu vào của kháng điện KH 502. Tuy nhiên, kết luận chính thức vẫn đang được phía Công ty Truyền tải điện 2 thuộc NPT kiểm tra, làm rõ.Theo NPT, sự cố này đã làm mất khoảng 640MW công suất khu vực 13 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và 1.840MW công suất khu vực 22 tỉnh thành phố miền Nam. Đại diện Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia cho biết, đơn vị này đã khắc phục hoàn toàn sự cố sau đó khoảng 30 phút.
Dấu hỏi về thiết bị
Trước đó, chỉ cách nhau 1 tuần có tới 2 lần máy biến áp 500kV-900MVA AT1 trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa gặp sự cố.
Cụ thể, ngày 14/05/2014, máy biến áp 500kV-900MVA AT1 trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa bị sự cố pha A phải tách ra khỏi vận hành, máy biến áp AT2- 900MVA thứ 2 vận hành bình thường cung cấp điện cho phụ tải.
Đến ngày 21/05/2014, máy biến áp AT2 trạm biến áp Hiệp Hòa lại bị sự cố pha B phải tách ra khỏi vận hành. Điều này đã đặt ra câu hỏi về chất lượng, cách vận hành, thậm chí đầu vào công nghệ của hệ thống này.
Đại diện EVN, dự án đầu tư xây dựng công trình trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa được đấu thầu và nhà thầu xây lắp được thực hiện lắp đặt theo đúng sự giám sát và hướng dẫn của các chuyên gia.
Riêng các hạng mục đấu nối các đầu cuộn dây lên sứ máy biến áp do các chuyên gia trực tiếp thực hiện.
Đại diện EVN khẳng định công tác thí nghiệm, nghiệm thu, đóng điện đã được tổ chức tiến hành theo đúng quy định, không có hiện tượng bất thường nào xảy ra. Quá trình vận hành cho đến trước thời điểm xảy ra sự cố đã được thực hiện quản lý theo đúng quy trình, quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thế nhưng theo nguồn tin Pháp luật Việt Nam cho hay, cả hai máy biến áp AT1 và AT2 của trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa (Bắc Giang) cùng bị xì dầu ra ngoài, hư hỏng nặng, buộc phải tách ra khỏi hệ thống, khiến ngành điện phải cắt đột hơn 1.000 MW. Đặc biệt, cả hai máy biến áp này đều là hàng Trung Quốc và sự cố xẩy ra ngay khi vừa hết hạn bảo hành.