/Truyền thông/Nhận dạng thương hiệu/Máy biến áp nhái thương hiệu trở lên báo động

Máy biến áp nhái thương hiệu trở lên báo động

07/03/18

Từ nhiều năm qua cho đến nay, các doanh nghiệp lớn sản xuất máy biến áp có thâm niên và kinh nghiệm được khách hàng biết đến, trong đó là Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty cổ phần (EEMC).

Sản phẩm máy biến áp của EEMC với thương hiệu “máy biến áp Đông Anh” được Cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 234034 đến năm 2024; Tuy nhiên, có một số chủ thể doanh nghiệp khác có địa chỉ trên địa bàn Đông Anh và Hà Nội có tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa, và dùng tên miền, cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của EEMC, đơn cử:

– Về tên thương mại: Tên doanh nghiệp có cụm từ “máy biến áp Đông Anh”

– Về chỉ dẫn địa lý: Doanh nghiệp không có trụ sở ở Đông Anh nhưng tên doanh nghiệp có cụm từ “Thiết bị điện Đông Anh”.

– Về nhãn hiệu: Doanh nghiệp in trên sản phẩm hàng hóa nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của EEMC đã được cấp Giấy chứng nhận.

– Về tên miền: Website của doanh nghiệp có dấu hiệu trùng hoặc nhái sản phẩm thương hiệu của EEMC, như: “maybienapdonganh”, “mbtdonganh”, “maybienapda”, “eemcevn”.

Sự việc trên của các chủ thể có dấu hiệu làm nhái thương hiệu máy biến áp Đông Anh của EEMC gây sự hiểu nhầm cho người mua, đã tổn hại đến uy tín và gây ra những tổn thất về vật chất cho EEMC, vi phạm các quy định của pháp luật:

1/ Điều 19 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quy định: “Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên gọi cho phù hợp”.

2/ Điều 13.3.b Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/6/2015: “Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định không có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ nhưng gây ấn tượng sai lệch cho người tiêu dùng về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

3/ Điều 39 Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11: Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn (chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn trên bao bì, nhãn hàng, các pano quảng cáo … gây ra sự nhầm lẫn về tên thương mại, logo, chỉ dẫn địa lý … để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình) là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các hình thức xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh là xử phạt hành chính theo Điều 3 Nghị định 71/2014/NĐ-CP. Ngoài mức tiền phạt còn có hình thức xử phạt bổ sung như: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; …

4/ Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015: Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm …

5/ Điều 18 Thông tư số 37/2011/TT-BKHCN ngày 27/12/2011: “…Trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đưa ra một trong các văn bản sau đây: a) Văn bản kết luận về việc tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng; và việc đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền đó bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp hay không; b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi tên miền vi phạm…”

Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ có số liệu thống kê cho giai đoạn năm 2006 – 2016: Các cơ quan quản lý thị trường trong cả nước đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 179.857 vụ có liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Đối với máy biến áp là loại hàng hóa có giá trị rất cần liên tiếng từ doanh nghiệp.

Người lao động EEMC

Share this:
tổng công ty thiết bị điện đông anh

TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH - CÔNG TY CỔ PHẦN (EEMC)

  • 976
  • 2,182,917
News
Truyền thông